Thực trạng ngành thủy sản Việt Nam hiện nay

Image title

Trước đây ngành thủy sản nước ta được xem là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, mang lại giá trị kinh tế cao đóng góp lớn vào tổng doanh thu của cả nước. Tuy nhiên trong vài năm gần đây, do tình hình dịch bệnh diễn biến khá phức tạp và ngành thủy sản cũng gặp nhiều khó khăn. Vậy để tìm hiểu sâu hơn về thực trạng ngành thủy sản Việt Nam hiện nay ra sao hãy đọc bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.

Tổng quan về ngành thủy sản nước ta

Image title

Vào năm 1981 lần đầu tiên chính phủ nước ta cho phép ngành thủy sản áp dụng cơ chế thị trường trong sản xuất và kinh doanh các mặt hàng thủy, hải sản. Sau khi đất nước bước vào thời kì đổi mới, thị trường xuất khẩu các sản phẩm của ngành thủy sản ngày càng được mở rộng, thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu trong sản xuất, đánh bắt và chế biến thủy, hải sản.

Mối quan hệ cung- cầu trong sản xuất thủy sản

Đây là mối quan hệ hỗ trợ nhằm tạo ra hiệu quả lớn cho ngành thủy sản nói riêng và cho nền kinh tế của cả nước nói chung.

Trong những năm gần đây do dân số tăng nhanh nên nhu cầu tiêu thụ sản phẩm thủy sản tăng cao đòi hỏi một lượng lớn sản phẩm thủy sản cho người tiêu dùng trong nước.

Hơn nữa, ngày càng có nhiều bệnh lạ xuất hiện làm ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu dùng các sản phẩm của ngành chăn nuôi. Do đó người tiêu dùng có xu hướng sử dụng nguồn cung từ thủy sản vào các bữa ăn thường ngày hơn là các sản phẩm có nguồn gốc động vật.

Do số lượng sản phẩm phong phú và đa dạng, mặt hàng thủy sản nước ta có cơ hội cạnh tranh cao trên thị trường tiêu dùng quốc tế.

Tình hình chung về xuất khẩu các sản phẩm thủy sản ở nước ta hiện nay

Thực trạng ngành thủy sản Việt Nam hiện nay.

Trước tình hình dịch bệnh diễn ra phức tạp không chỉ ngành thủy sản mà các ngành khác cũng đang đứng trước nguy cơ cao.

Dù cho nước ta đã xuất khẩu trên thị trường quốc tế trong thời gian dài, tuy nhiên các mặt hàng này cũng chỉ có cá, tôm, mực, các sản phẩm đông lạnh hay khô đa, qua chế biến,… Các mặt hàng cao cấp như cá ngừ, bào ngư,…được bổ sung thêm nhưng vẫn chưa thể đáp ứng đủ cho thị trường tiêu dùng quốc tế.

Tuy ngành thủy sản đã và đang ứng dụng các tiến bộ về khoa học, kĩ thuật nhưng so với các nước phát triển vẫn chưa đủ để cạnh tranh với họ.

Định hướng hiện đại hóa- công nghiệp hóa ngành thủy sản

Với sự phát triển và thực trạng ngành thủy sản Việt Nam hiện nay với sự phát triển mạnh của công nghệ liệu có giúp ngành này phát triển? 

Trong vài thập kỷ gần đây, ngành thủy sản nước ta đã bắt đầu tiếp cận các công nghệ hiện đại và tiên tiến, đáp ứng nhu cầu cho sản xuất và tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Nhờ sự phát triển của kinh tế, phát triển thủy sản ngày càng được xếp vào vị trí ưu tiên; các cơ sở đánh bắt, các nhà máy chế biến thủy sản cũng ngày được nâng cấp và hiện đại hóa trong kỹ thuật đánh bắt và chế biến, Nhìn chung quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã mang đến những thay đổi đáng kể cho các ngành kinh tế nói chung và cho ngành thủy sản nói riêng. Cụ thể:

Về lĩnh vực nuôi trồng thủy sản

Trước đây nuôi trồng thủy sản được xem là một nghề tự do, có quy mô nhỏ, chỉ để đáp ứng nhu cầu của các cá nhân hay một tập thể nhỏ. Tuy nhiên, mấy chục năm gần đây nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển và trở thành một ngành sản xuất tập trung với các kĩ thuật tiên tiến và hiện đại vừa đáp ứng nhu cầu cho người tiêu dùng vừa bảo vệ môi trường và hỗ trợ cho các ngành kinh tế khác. 

Nuôi trồng thủy sản đang từng bước cố gắng mở rộng vùng sản xuất để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Hơn nữa các sản phẩm có giá trị cao cũng được ưu tiên tập trung nguồn lực và vốn nhằm mang lại lợi nhuận cao.

Ngoài ra ngành nuôi trồng thủy sản đã đóng góp một phần lớn trong nhu nhập bình quân đầu người, tạo công ăn việc làm cho hàng chục nghìn người lao động nhằm góp phần xóa đói giảm nghèo cho một số khu vực khó khăn.

Về lĩnh vực khai thác hải sản

Thực trạng ngành thủy sản Việt Nam hiện nay.

Từ những làng chài nhỏ ven sông chỉ tập trung khai thác các loài gần bờ. Tuy nhiên sau khi được khuyến khích mở rộng và đầu tư dần dần tiếp xúc với hướng khai thác xa bờ, tập trung vào các loài có giá trị kinh tế cao nhưng vẫn duy trì sự ổn định cho môi trường nước.

Nhờ áp dụng các tiến bộ về khoa học và kỹ thuật, hệ thống các tàu thuyền lớn phục vụ cho việc ra khơi cũng ngày càng được cải tiến. Thêm vào đó công tác cứu hộ khẩn cấp đang được triển khai.

Trước tình hình dịch bệnh căng thẳng vài năm trở lại đây, ngư dân là một trong những đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Vì vậy nhờ có chính sách hỗ trợ kịp thời của chính phủ đã giúp ngư dân có thể yên tâm bám biển, đưa khai thác nhanh chóng đi vào khác hoạt động lại.

Về lĩnh vực chế biến sản phẩm thủy sản

Đây là giai đoạn vô cùng quan trọng trước khi đưa sản phẩm đến người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu sang thị trường nước ngoài, vì thế đây được xem là công đoạn đòi hỏi phải đáp ứng yêu cầu cao về mặt kỹ thuật và công nghệ. Bởi vì khi sản phẩm được hoàn thành và xuất bán, sản phẩm của họ sẽ đánh giá bởi các nhà tiêu dùng bởi nhiều chỉ tiêu như chất lượng, giá thành,…  

Việc phát triển theo định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã và đang giải quyết một lượng lớn vấn về sau khai thác của ngành thủy sản. Nhờ áp dụng những đổi mới trong kỹ thuật các doanh nghiệp xuất khẩu đã tạo ra các sản phẩm chất lượng, đảm bảo an toàn vệ sinh và tăng khả năng cạnh tranh của ngành thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Lời kết

Qua những thông tin mà chúng tôi đã đề cập về thực trạng ngành thủy sản Việt Nam hiện nay trong bài viết, hi vọng nó sẽ phần nào hữu ích cho bạn đọc. Mong rằng sau khi tham khảo bài viết bạn đọc có thể tích lũy được vốn kiến thức cần thiết cho công việc của mình.