KÍCH CẦU CHO TĂNG TRƯỞNG NGÀNH TÔM

(TSVN)- Sau một năm giá tôm liên tục lao dốc cộng với chi phí sản xuất tăng cao, kích cầu và phương pháp nuôi tôm hiệu quả trở thành những vấn đề "hot" của ngành tôm toàn cầu. Tại diễn đàn tôm toàn cầu 2024, các chuyên gia đều đang nỗ lực tập hợp các nhà ản xuất tôm hàng đầu thế giới để cũng đầu tư vào chiến dịch tiếp thị toàn cầu, thúc đẩy sáng kiến góp phần xây dựng tương lại bền vững cho ngành tôm.



Image title


Hội đồng tôm toàn cầu cũng nhận định ưu tiên hàng đầu hiện nay là kích cầu tiêu dùng mặt hàng tôm. Để làm được việc đó, toàn ngành tôm phải thắt chặt hợp tác để nhanh chóng tăng quy mô đầu tư nhằm thúc đẩy mặt hàng tôm trở thành sản phẩm protein lành mạnh , bền vững và có trách nhiệm. Hội đồng tôm toàn cầu đã sẵn sàng bắt đầu hoạt động của mình một cách nghiêm túc, bổ sung thành viên và xây dựng sức mạnh tài chsinh để thực hiện chiến dịch kích cầu tiêu dùng tôm. Chiến dịch kích cầu trước tiên sẽ được thực hiện tại thị trường Mỹ, sau đó mới lan sang các khu vực khác trên thế giới.

Hiện ngành tôm ở Ấn Độ đang tập trung phát triển thị trường tôm nội địa, ví dục điển hình như lập chuỗi nhà hàng tôm Shinggalala. Trong khi đó, Philippines đã phát triển thị trường tôm nội địa hùng mạnh. Cùng với thúc đẩy nhu cầu, ngành tôm Ấn Độ và Philippines đang nổ lực cắt giảm chi phí và ổn định sản xuất. Tuy nhiên, giá tôm vẫn chưa cải thiện so với năm ngoái và vẫn bấp bênh. Do đó, các hãng sản xuất tôm cần tiếp tục cải tiến quy trình nuôi và dinh dưỡng hiệu quả hơn để giảm chi phí. Nhiều hãng công nghệ nuôi tôm như Kontali, GalaxEye and Minnowtech đang tích cực phát triển công nghệ giám sát và dự đoán kết quả sản xuất tôm tốt hơn.

Năm nay, các công ty trong chuỗi cung ứng ngành tôm đều gặp khó khăn trong đó có nhiều hãng thua lỗ. Ấn Độ và Ecuador có thể duy trì sản lượng nhưng không có nghĩa ngành tôm của họ đang hoạt động tốt. Tuy nhiên, trong ngắn hạn và trung hạn, việc duy trì hoạt động trang trại và hòa vốn sẽ rẻ hơn so với việc ngwungf nuôi. Điều quan trọng, họ có thể duy trì hoạt động này trong bao lâu. Ecuador là quốc gia có chi phí sản xuất tôm rẻ nhất thế giới trong khi Ấn Độ có lợi thế về chế biến và giá trị gia tăng. Hiện cả hai đang dẫn đầu thế giới về nguồn cung gồm nguyên liệu thô của Ecuador và sẩn phẩm chế bi��n của Ấn Độ.

Tuy nhiên, sự độc quyền này có thế gây ra mối đe dọa cho các quốc gia nuôi tôm khác như Việt Nam và Indonesia, vốn kém cạnh tranh hơn về nuôi trồng và chế biến. Do đó, trong cuộc chạy đua kích cầu, nếu không cải tiến mô hình nuôi và tăng hiệu quả , đồng thời cắt giảm chi phí, thì cả Indonesia và Việt Nam có nhiều khả năng  bị bỏ lại phía sau Ấn Độ và Ecuador.

                                                                                       Willem van der Pijl- Chuyên gia hội đồng tôm toàn cầu.